Bảo hiểm xã hội là sự bảo đảm thay thế hoặc bù đắp một phần thu nhập của người lao động khi họ bị giảm hoặc mất thu nhập do ốm đau, thai sản, tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, hết tuổi lao động hoặc chết, trên cơ sở đóng vào quỹ bảo hiểm xã hội. Theo đó, nếu người lao động tham gia bảo hiểm xã hội, khi đủ điều kiện sẽ được hưởng các chế độ mà pháp luật bảo hiểm quy định.
Vậy mức hưởng bảo hiểm xã hội với chế độ ốm đau được quy định như thế nào? Sau đây, công ty Luật Việt Phong xin tư vấn cho quý khách hàng như sau:
Căn cứ pháp lý
Luật sư tư vấn
1. Mức hưởng bảo hiểm xã hội đối với chế độ ốm đau
Mức
hưởng chế độ ốm đau
|
=
|
Tiền
lương tháng đóng bảo hiểm xã hội của tháng liền kề trước khi nghỉ việc
|
x 75 (%) x
|
Số
ngày nghỉ việc được hưởng chế độ ốm đau
|
24 ngày
|
–
Số ngày nghỉ việc được hưởng chế độ ốm đau được tính theo ngày làm việc không kể
ngày nghỉ lễ, nghỉ Tết, ngày nghỉ hằng tuần.
2. Mức hưởng chế độ ốm đau đối với người lao động nghỉ việc do mắc bệnh thuộc danh mục bệnh cần chữa trị dài ngày
Mức
hưởng chế độ ốm đau đối với bệnh cần chữa trị dài ngày
|
=
|
Tiền
lương đóng bảo hiểm xã hội của tháng liền kề trước khi nghỉ việc
|
x
|
Tỷ
lệ hưởng chế độ ốm đau (%)
|
x
|
Số
tháng nghỉ việc hưởng chế độ ốm đau
|
Trong đó:
+ Tỷ lệ hưởng chế độ ốm đau được tính bằng 75% đối với thời gian hưởng chế độ ốm đau của người lao động trong 180 ngày đầu. Sau khi hưởng hết thời gian 180 ngày mà vẫn tiếp tục điều trị thì tỷ lệ hưởng chế độ ốm đau cho thời gian tiếp theo được tính như sau:
– Bằng 65% nếu người lao động đã đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 30 năm trở lên;
– Bằng 55% nếu người lao động đã đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 15 năm đến dưới 30 năm;
– Bằng 50% nếu người lao động đã đóng bảo hiểm xã hội dưới 15 năm. |
+ Tháng nghỉ việc hưởng chế độ ốm đau được tính từ ngày bắt đầu nghỉ việc hưởng chế độ ốm đau của tháng đó đến ngày trước liền kề của tháng sau liền kề. Trường hợp có ngày lẻ không trọn tháng thì cách tính mức hưởng chế độ ốm đau cho những ngày này như sau:
Mức
hưởng chế độ ốm đau đối với bệnh cần chữa trị dài ngày
|
=
|
Tiền
lương đóng bảo hiểm xã hội của tháng liền kề trước khi nghỉ việc
|
x
|
Tỷ
lệ hưởng chế độ ốm đau (%)
|
x
|
Số
ngày nghỉ việc hưởng chế độ ốm đau
|
24 ngày
|
Trong đó:
– Tỷ lệ hưởng chế độ ốm đau theo quy định tại điểm a khoản này.
– Số ngày nghỉ việc hưởng chế độ ốm đau tính cả ngày nghỉ lễ, nghỉ Tết, ngày nghỉ hàng tuần.
Trường hợp người lao động bị ốm đau, tai nạn mà không phải tai nạn lao động hoặc nghỉ việc hưởng chế độ khi con ốm đau ngay trong tháng đầu thuộc diện tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc mà thời gian nghỉ việc từ 14 ngày làm việc trở lên trong tháng thì mức hưởng chế độ ốm đau được tính trên tiền lương tháng làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội của chính tháng đó.
Người lao động nghỉ việc hưởng trợ cấp ốm đau từ 14 ngày làm việc trở lên trong tháng thì người lao động và người sử dụng lao động không phải đóng bảo hiểm xã hội tháng đó. Thời gian này không được tính để hưởng bảo hiểm xã hội.
Trong thời gian người lao động nghỉ việc hưởng trợ cấp ốm đau do bị mắc bệnh thuộc Danh mục bệnh cần chữa trị dài ngày, người lao động được hưởng bảo hiểm y tế do quỹ bảo hiểm xã hội đóng cho người lao động.
Trên đây là tư vấn của Công ty
Luật Việt Phong về Mức hưởng chế độ ốm đau. Chúng tôi hi vọng rằng bạn có thể vận dụng các kiến thức kể trên để sử dụng trong công việc và cuộc sống. Nếu có vấn đề pháp lý nào khác cần tư vấn bạn vui lòng gọi điện tới tổng đài tư vấn pháp luật trực tuyến 24/7 của Công ty
Luật Việt Phong để gặp luật sư tư vấn và chuyên viên pháp lý.