Tóm tắt câu hỏi
Nghĩa vụ của người sử dụng lao động khi người lao động bị tai nạn lao động?
Người gửi: Xuân Mai ( Lai Châu)
Bài viết liên quan:
Luật sư tư vấn
Xin chào bạn! Cám ơn bạn đã gửi câu hỏi của mình tới
Luật Việt Phong. Về câu hỏi của bạn, công ty
Luật Việt Phong xin tư vấn và hướng dẫn bạn như sau:
1. Cơ sở pháp lý
- Bộ luật lao động 2012
- Nghị định 44/2013/NĐ-CP ngày 10 tháng 05 năm 2013 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của bộ luật lao động về hợp đồng lao động
Thứ nhất, đảm bảo quyền lợi về Bảo hiểm y tế cho người lao động trong thời gian điều trị tai nạn lao động, phục hồi sức khỏe
Có 2 trường hợp:
- Trường hợp 1: Người sử dụng lao động đã tham gia bảo hiểm y tế cho người lao động
Trường hợp này người sử dụng lao động có trách nhiệm Thanh toán phần chi phí đồng chi trả và những chi phí không nằm trong danh mục do bảo hiểm y tế chi trả cho người lao động trong suốt thời gian người lao động điều trị, phục hồi tai nạn lao động.
- Trường hợp 2: Người sử dụng lao động không tham gia bảo hiểm y tế cho người lao động
Trường hợp này người sử dụng lao động có trách nhiệm Thanh toán toàn bộ chi phí y tế từ khi sơ cứu, cấp cứu đến khi điều trị ổn định cho người lao động bị tai nạn lao động.
Có hai trường hợp:
- Trường hợp 1: Người sử dụng lao động đã tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc cho người lao động
Trường hợp này người sử dụng lao động có trách nhiệm phối hợp với tổ chức bảo hiểm xã hội giải quyết các chế độ cho người lao động theo quy định của pháp luật. (Trong trường hợp này người sử dụng lao động không phải trả lương cho người lao động trong thời gian nghỉ việc để điều trị tai nạn lao động)
- Trường hợp 2: Người sử dụng lao động chưa/không tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc cho người lao động
Trường hợp này người sử dụng lao động có trách nhiệm trả khoản tiền tương ứng với chế độ tai nạn lao động theo quy định của Luật bảo hiểm xã hội cho người lao động. Việc chi trả có thể thực hiện một lần hoặc hằng tháng theo thỏa thuận của các bên. Đồng thời, người sử dụng lao động phải Trả đủ tiền lương theo hợp đồng lao động cho người lao động
bị tai nạn lao động phải nghỉ việc trong thời gian điều trị.
Dù người sử dụng đã tham gia hay chưa tham gia bảo hiểm y tế, bảo hiểm xã hội bắt buộc cho người lao động thì khi người lao động bị tai nạn lao động, người sử dụng lao động đều phải có
trách nhiệm bồi thường cho người lao động bị tai nạn tùy theo mức độ, cụ thể :
"3. Người lao động bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp mà không do lỗi của người lao động và bị suy giảm khả năng lao động từ 5% trở lên thì người sử dụng lao động có trách nhiệm bồi thường cho người lao động với mức như sau:
a) Ít nhất bằng 1,5 tháng tiền lương theo hợp đồng lao động nếu bị suy giảm từ 5,0% đến 10% khả năng lao động; sau đó cứ tăng 1,0% được cộng thêm 0,4 tháng tiền lương theo hợp đồng lao động nếu bị suy giảm khả năng lao động từ 11% đến 80%;
b) Ít nhất 30 tháng tiền lương theo hợp đồng lao động cho người lao động bị suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên hoặc cho thân nhân người lao động bị chết do tai nạn lao động.
4. Trường hợp do lỗi của người lao động thì người lao động cũng được trợ cấp một khoản tiền ít nhất bằng 40% mức quy định tại khoản 3 Điều này.”
Thứ tư, một số trách nhiệm khác
- Trong tất cả các trường hợp trên thì khi người lao động bị tai nạn lao động, người sử dụng lao động có trách nhiệm thông báo bằng văn bản tình trạng sức khoẻ của người lao động cho những người sử dụng lao động của các hợp đồng lao động còn lại(nếu có) biết.
- Người sử dụng lao động của các hợp đồng lao động không được đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động với người lao động bị tai nạn lao động trong thời gian điều trị, trừ trường hợp quy định tại Điểm b Khoản 1 Điều 38 của Bộ luật lao động.
Khi sức khoẻ của người lao động bình phục thì người sử dụng lao động và người lao động thỏa thuận tiếp tục thực hiện hợp đồng lao động hoặc sửa đổi, bổ sung nội dung hợp đồng lao động hoặc chấm dứt hợp đồng lao động đã giao kết theo quy định của pháp luật.
Trên đây là tư vấn từ
Luật Việt Phong về
Trách nhiệm của người sử dụng lao động khi người lao động bị tai nạn lao động . Chúng tôi hy vọng quý khách có thể vận dụng được các kiến thức trên để sử dụng trong công việc và cuộc sống. Nếu có bất kỳ thắc mắc nào liên quan , hoặc cần tư vấn, giải đáp quý khách vui lòng gọi điện tới tổng đài tư vấn pháp luật trực tuyến 24/7 của công ty
Luật Việt Phong để gặp luật sư tư vấn và chuyên viên pháp lý
Chuyên viên: Nguyễn Thị Thu